Liên hệ chúng tôi về thông tin khóa học 028 7300 9789 (Ext 104)

Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên đúng lúc đúng chỗ

Động lực làm việc cũng có thể so sánh tương đối với động lực sống. Bởi trong cuộc sống hằng ngày con người bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố thì trong công việc môi trường, đồng nghiệp, chế độ đãi ngộ,.. chính là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc nhân viên đi làm hay buộc phải đi làm

Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Cuộc sống chi phối chúng ta từ khía cạnh gia đình, bạn bè, xã hội… mà đôi khi những điều này tác động rất tiêu cực đến con người. Bởi thể đồ thị hình sin chính là hình tượng miêu tả chính xác cho tâm lý của con người. Có những ngày ngập tràn hạnh phúc cũng có những ngày tồi tệ đến lạ. 

Cuộc sống đã thế công việc cũng không khá khẩm hơn khi một số áp lực luôn hiện diện như: áp lực từ chỉ tiêu, áp lực từ sếp “dí”. Không chỉ dừng lại ở đó, chứng kiến đồng nghiệp của mình ngày càng đi lên trong khi bản thân chỉ dậm chân tại chỗ cũng khiến tâm lý người đi làm khó yên lòng được.  

Ngoài ra, việc nhân viên thường cảm thấy mất động lực khi họ đã làm việc ở một công ty đó quá lâu năm và làm đi làm lại một công việc. Dần đà, họ không chỉ mất động lực mà còn trở thành “zombie” chốn công sở, không biết mục tiêu cố gắng vì điều gì. 

Nhưng thực tế là, những nhân viên đang vơi dần động lực làm việc lại hiếm khi chia sẻ với cấp trên về vấn đề mà họ đang gặp phải hoặc chỉ chia sẻ đến những người xung quanh - người mà họ cảm thấy tin tưởng không có khoảng cách. Họ cũng đánh giá rằng, những coaching 1:1 giữa cấp trên và cấp dưới thường không mang lại hiệu quả. Bởi vì 

  1. Họ không thể mở lòng với cấp trên: mặc dù đã làm việc với nhau được một thời gian nhưng cấp trên và cấp dưới vấn có một bức tường vô hình ngăn cách. Những buổi coaching tạo động lực nếu không được báo trước sẽ khiến họ rơi vào thế phòng thủ, không giải quyết được vấn đề của họ mà còn khiến cho họ cảm thấy “sượng trân” hoặc họ chỉ trả lời cho có để mong được trở về bàn làm việc

  2. Cách biệt về tuổi tác: những người trẻ tuổi đi làm thường tư duy và giải quyết vấn đề một cách mới lạ hơn so với nhà quản lý (trong khi những nhà quản lý thuộc thế hệ GEN X hoặc Y thì thị trường lao động hiện nay đang chào đón rất nhiều bạn GEN Z). Những tiếp cận cũ và cứng nhắc của nhà quản lý không thể “match” được với suy nghĩ của các bạn trẻ. Thể nên thường khi rơi vào trạng thái mất động lực, người trẻ đi làm sẽ có xu hướng giải quyết độc lập hoặc chọn một môi trường mới

Vậy làm sao để biết được nhân viên nào đang cần hỗ trợ hoặc hỗ trợ thế nào để họ cảm thấy không đơn độc? Xem tiếp phần bên dưới để KaF Education giúp bạn có câu trả lời

Cách biệt về tuổi tác khiến nhân viên không thể chia sẻ với cấp trên

Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên - Một kỹ năng bắt buộc của người quản lý mọi cấp

Nếu bạn đã thử và làm 6 cách tạo động lực sau mà không hiệu quả thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần trau dồi một kỹ năng tạo động lực cho nhân viên cách hợp lý hơn. Nhưng trước hết KaF Education sẽ đề cập đến 8 mẹo tạo động lực dễ dàng mà bạn có thể áp dụng

  1. Xây dựng một môi trường làm việc gần gũi

Một môi trường làm việc gần gũi là nơi nhân viên có thể thoải mái trình bày những vấn đề với cấp trên, hoặc họ có thể “bật cả sếp” khi có những yêu cầu vô lý. Đọc đến đây bạn đừng vội lướt qua mà bạn nên tìm hiểu những “văn hóa bật sếp như không bật” ở các công ty Singapore hoặc tại các công ty thuộc Châu Âu. Khi xây dựng một môi trường như thế này là bạn đang thể hiện cho cấp dưới thấy được tính linh động trong quản lý. Mềm và cứng đúng lúc sẽ khiến nhân viên của bạn tôn trọng bạn hơn đấy

  1. Chế độ đãi ngộ xứng đáng

Chế độ đãi ngộ là một trong những lý do mà nhân viên lựa chọn làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên để đồng hành lâu dài cùng tổ chức thì họ cần một mức lương thưởng tương xứng với công sức và thời gian mà họ bỏ ra. Vì dù sao, nhân viên cũng dành ⅓ thời gian của một ngày để làm việc cho doanh nghiệp của bạn vì thế họ yêu cầu một mức trả công chính đáng

  1. Lắng nghe nguyện vọng của nhân viên

Một trong những lý do khiến nhân viên hụt hẫng khi đi làm đó là họ không được lắng nghe và không được tôn trọng ý kiến. Lắng nghe nhân viên cách chủ động chính là chìa khóa của tạo động lực. Dù là những ý kiến có thể không phù hợp với tình hình hiện tại nhưng đây có thể là sáng kiến cho các kế hoạch tương lai

  1. Động viên nhân viên bằng các khóa dã ngoại

Một năm làm việc của nhân viên dù kết quả chưa được như mục tiêu nhưng các hoạt động du lịch định kỳ hằng năm sẽ tạo khả năng kết nối, cải thiện tâm trạng cho toàn bộ tập thể. Đây cũng là dịp để lãnh đạo, quản lý tiếp xúc gần hơn với nhân viên và hòa nhập với văn hóa trẻ của họ

  1. Trao quyền và tin tưởng

Trao quyền và tin tưởng là điều rất nhiều nhân viên quan tâm. Khi được trao quyền, họ chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề. Trao quyền cũng là cách để cho họ cơ hội đón nhận những thử thách mới và được cấp trên tin tưởng sẽ là động lực mạnh mẽ giúp họ thực thi các kế hoạch sắp tới. 

  1. Góp ý mang tính xây dựng

Với kinh nghiệm chuyên sâu của bạn, KaF Education chắc chắn rằng nhân viên của bạn sẽ rất hào hứng khi nghe được những góp ý chân thành mang tính xây dựng để họ có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình làm việc

Góp ý mang tính xây dựng tạo động lực cho nhân viên

Động viên nhân viên đúng lúc đúng chỗ 

Động viên nhân viên không còn là yếu tố có cũng được mà không có cũng không sao. Thực tế đã chứng minh, những công ty có văn hóa khích lệ nhân viên sẽ giữ chân được nhân tài và tổ chức ngày càng phát triển hơn. Khám phá khóa học Kỹ năng khích lệ nhân viên tại KaF Education - giải pháp cải thiện kỹ năng khích lệ nhân viên đúng lúc đúng chỗ. 

Mục tiêu khóa học

-        Động viên nhân viên và hiệu suất công việc.

-        Các kỹ thuật nền tảng và cập nhật động viên nhân viên

-        Sự khác nhau phương pháp động viên của từng cấp bậc nhân viên

-        Động viên với từng thế hệ Gen 4.0

Mọi thông tin về khóa học quý anh chị vui lòng liên hệ KaF Education theo hotline 02873009789 - 104 hoặc email: daotao@kaf.edu.vn. KaF Education - Học thật áp dụng ngay

XEM THÊM: 3 NÊN và 7 KHÔNG NÊN khi đánh giá nhân viên nên và không nên

XEM THÊM: Coaching là gì? Doanh nghiệp có đang giao việc chứ không hề coaching hoặc nhầm lẫn giữa coaching và mentoring?

XEM NHIỀU NHẤT